Người quản lý doanh nghiệp trong các trường hợp tranh chấp này thường là: Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Người đại diện theo pháp luật (Giám đốc hoặc Tổng giám đốc….), Phó giám đốc, Trưởng phòng, CEO, CFO….
Lưu ý: Những vị trí người quản lý nói trên có thể chính là các thành viên/cổ đông (những người góp vốn) hoặc đơn giản chỉ là những cá nhân có trình độ chuyên môn, được công ty thuê về để làm nhà quản lý, tức họ là những người lao động có vị trí đặc thù, cấp cao trong doanh nghiệp.
Các tranh chấp nội bộ giữa các các thành viên, cổ đông với nhau chủ yếu là những tranh chấp về:
- Những người quản lý nan hành quyết định vượt quá thẩm quyền.
VD 8: Hội đồng quản trị tự ý thông qua quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty dù theo điều lệ và theo quy định đây là thẩm quyền của Đại HĐCĐ;
VD 9: Tổng giám đốc công tự tự ý thông qua quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty dù đây là thẩm quyền thuộc về Hội đồng quản trị của công ty;
- Người quản lý vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng, làm việc tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
VD 10: Giám đốc công ty lơ là trong công tác quản lý dẫn đến các nhân viên cấp dưới có hành vi gian lận, sai phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến công ty. Lúc này có thể công ty và giám đốc sẽ có những tranh chấp liên quan đến việc xử lý trách nhiệm của giám đốc.
- Người quản lý điều hành doanh nghiệp không đúng các quy trình của pháp luật.
VD 11: Các thành viên của Hội đồng quản trị không triệu tập cuộc họp Đại HĐCĐ theo đúng quy trịnh, vi phạm quy định về thời hạn thông báo trước khi mời họp (chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc), không gửi trước tài liệu, tờ trình cho cuộc họp, gửi thư mời họp không đúng địa chỉ đã đăng ký của cổ đông….
- Người quản lý vi phạm nghĩa trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
VD 12: Giám đốc cố tình sử dụng vị trí công việc của mình để ký kết các hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho công ty là các công ty của người thân, bạn bè thân tín của mình, nhằm tư lợi cá nhân.
- Người quản lý vi phạm về vấn đề cạnh tranh lành mạnh.
VD 13: Giám đốc âm thầm mở công ty có ngành nghề, tên gọi gần giống công ty hiện tại nhằm lôi kéo khách hàng của công ty, lôi kéo những người lao động của công ty đi theo làm việc tại công ty mới của mình….
Lưu ý: Những vị trí người quản lý nói trên có thể chính là các thành viên/cổ đông (những người góp vốn) hoặc đơn giản chỉ là những cá nhân có trình độ chuyên môn, được công ty thuê về để làm nhà quản lý, tức họ là những người lao động có vị trí đặc thù, cấp cao trong doanh nghiệp.