TẠI SAO DOANH NGHIỆP NÊN CHỌN TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI?

Tại sao Doanh nghiệp nên chọn Trọng tài thương mại
Mục lục

1. So sánh Trọng tài thương mại và Tòa án

Vấn đề so sánhTỐ TỤNG TOÀ ÁNTỐ TỤNG TRỌNG TÀI
Vấn đề xác định địa chỉ Người bị kiện, gửi, tống đạt văn bản tố tụngQuy định của pháp luật:

   Nguyên đơn trong đơn khởi kiện phải ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của Bị đơn, đồng thời cung cấp các chứng cứ chứng minh địa chỉ này là của người bị kiện.

Hồ sơ, tài liệu của Toà án khi tống đạt, thông báo phải được giao trực tiếp đến Bị đơn hoặc thông qua người đại diện hợp pháp của họ và họ phải ký nhận văn bản.

Quy định: Điều 177, Điều 178 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS 2015); khoản 1 Điều 5 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP

Thực tiễn áp dụng:

Trong nhiều trường hợp Bị đơn thay đổi, khó xác định địa chỉ thực tế, hợp luật thì vụ tranh chấp có nguy cơ:

– Toà án trả lại đơn khởi kiện (điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015)

– Toà án đình chỉ giải quyết vụ việc (điểm h khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015, điểm c, khoản 2 Điều 6 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP)

Trường hợp Bị đơn vắng mặt, không ký trực tiếp thì thủ tục tố tụng phải liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức khác, kéo dài thời gian giải quyết vụ tranh chấp.

Luật định và Quy tắc Tố tụng:

Địa chỉ Bị đơn được xác định là địa chỉ do các bên thông báo:

– Địa chỉ được ghi trong hợp đồng giao dịch giữa các bên.

– Hoặc địa chỉ mà các bên cung cấp cho Trung tâm trọng tài, Hội đồng trọng tài.

Việc gửi các văn bản tố tụng Trọng tài được hoàn tất khi:

– Bị đơn hoặc đại diện Bị đơn đã nhận trực tiếp.

– Hoặc là đã “được gửi đến địa chỉ của các bên” mà có xác nhận hợp lệ viêc gửi này mà không cần “giao trực tiếp”.

Quy định: Điều 12 Luật TTTM 2010

Thực tiễn áp dụng:

 Thuận lợi rất nhiều cho Nguyên đơn, Hội đồng trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp.

Khắc phục tình trạng tránh né của không ít bị đơn về nghĩa vụ tham gia phiên họp giải quyết.

Địa điểm

giải quyết tranh chấp

Quy định của pháp luật:

BLTTDS 2015 quy định địa điểm giải quyết tranh chấp là Tòa án nơi Bị đơn cư trú, làm việc nếu Bị đơn là cá nhân, nơi đặt trụ sở nếu Bị đơn là cơ quan, tổ chức; nơi cư trú, làm việc của Nguyên đơn, đặt trụ sở của Nguyên đơn nếu các bên có thỏa thuận.

Nếu tranh chấp bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền.

Quy định: Điều 39 BLTTDS 2015

Thực tiễn áp dụng:

Nguyên đơn ở địa điểm khác, xa với Bị đơn thì sẽ phát sinh nhiều chi phí, thời gian…

Khi Bị đơn không có ở nơi cư trú, nơi làm việc rõ ràng thì Tòa án khó xác định địa điểm giải quyết dẫn đến vụ việc bị ảnh hưởng đến thời gian, quy trình tố tụng.

Luật định và Quy tắc Tố tụng:

Xét xử tại trụ sở Trung tâm Trọng tài, địa điểm nào phù hợp hoặc bất kì nơi nào theo sự thỏa thuận của các bên.

Quy định: Khoản 1 Điều 11 Luật TTTM 2010

Thực tiễn áp dụng:

Hội đồng trọng tài căn cứ vào sự thoả thuận của các bên hoặc căn cứ vào điều kiện thuận lợi để tổ chức phiên họp xét xử, đạt hiệu quả về mặt thời gian, chi phí hợp lý cho các bên.

Địa điểm xét xử có thể thay đổi theo điều kiện phát sinh.

Người có thẩm quyền xét xửQuy định của pháp luật:

Là thẩm phán, Hội thẩm nhân dân do Chánh án Tòa án chỉ định, phân công.

Quy định: Khoản 1 Điều 47 BLTTDS 2015

 

Luật định và Quy tắc Tố tụng:

Là các Trọng tài viên, do các bên chọn; nếu các bên không chọn thì yêu cầu Trung tâm Trọng tài chỉ định

Quy định: Điều 40 Luật TTTM 2010

Thời gian

 giải quyết

một vụ

tranh chấp

Quy định của pháp luật:

Giai đoạn sơ thẩm, quá trình thụ lý và xét xử: 04 đến 06 tháng (Điều 203 BLTTDS 2015)

Giai đoạn phúc thẩm: 04 đến 05 tháng (Điều 286 BLTTDS 2015).

Ngoài ra, Tòa án có thể ra quyết định tạm đình chỉ không thời hạn giải quyết vụ kiện (Điều 214, 288 BLTTDS 2015)

Bản án còn có thể bị xem xét theo các thủ tục giám đốc thẩm trong 04 tháng (Điều 339 BLTTDS 2015) hoặc tái thẩm trong 04 tháng (Điều 357 BLTTDS 2015)

Thực tiễn áp dụng:

Thời gian giải quyết thực tế dài hơn quy định, các tranh chấp kinh doanh thương mại có thể kéo dài qua nhiều năm.

Luật định và Quy tắc Tố tụng:

Thông thường là 03 đến 04 tháng, từ thời điểm bắt đầu tố tụng Trọng tài đến khi có phán quyết của Trọng tài

Quy định: Điều 32 đến Điều 61 Luật TTTM 2010

Thực tiễn áp dụng:

Các Trung tâm trọng tài luôn xem thời gian giải quyết tranh chấp là một ưu tiên hàng đầu, linh hoạt trong thủ tục để vụ kiện được giải quyết với thời gian tối đa 03 tháng.

Áp dụng thủ tục tố tụng rút gọnQuy định của pháp luật:

Toà án chỉ áp dụng thủ tục rút gọn khi vụ kiện có các điều kiện theo luật định.

Thời gian giải quyết có thể rút ngắn như sau:

Giai đoạn sơ thẩm: 03 tháng

Giai đoạn phúc thẩm: 03 tháng

Quy định: Điều 191, 203, 286, 317, 318, 322, 323 BLTTDS 2015.

Thực tiễn áp dụng:

Thực tế tố tụng Toà án ít khi đảm bảo thời gian rút gọn như được quy định trên.

Chưa có hướng dẫn cụ thể về các tình huống, tình tiết thoả mãn điều kiện rút gọn.

Không ít bản án đã bị huỷ do có sự không thống nhất về cách đánh giá các điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn, ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian, tài chính của người khởi kiện.

Luật định và Quy tắc Tố tụng:

Luật TTTM 2010 hoặc Quy tắc Tố tụng của các trung tâm trọng tài thương mại cho phép các bên có thể thoả thuận về việc áp dụng việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục rút gọn để rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp

Quy định: Khoản 6, Điều 3 Luật TTTM 2010

Hiện nay đa số các tranh chấp đơn giản tại Trung tâm Trọng tài xét xử theo thủ tục rút gọn chỉ còn kéo dài 40 ngày.

Ngôn ngữ

xét xử

Quy định của pháp luật:

Tiếng Việt (Điều 20 BLTTDS 2015) là ngôn ngữ xét xử duy nhất

Thực tiễn áp dụng:

Trong các tranh chấp có yếu tố nước ngoài, đương sự là người nước ngoài thì việc giải quyết tranh chấp diễn ra rất khó khăn cho cả Tòa án lẫn các bên đương sự.

Những hồ sơ tài liệu sử dụng ngoại ngữ thực tế đã gây nhiều tình huống pháp lý bất lợi cho các bên trong quá trình giải quyết tại Toà án.

Luật định và Quy tắc Tố tụng:

Ngôn ngữ tiếng Việt. Nếu có yếu tố nước ngoài các bên có quyền thỏa thuận lựa chọn ngôn ngữ (khoản 2 Điều 10 Luật TTTM 2010)

Thực tiễn áp dụng:

Các Trung tâm trọng tài đều có Trọng tài viên thành thạo nhiều ngôn ngữ, thuận lợi cho việc giải quyết các tranh chấp.

Các cấp

xét xử

vụ tranh chấp

Quy định của pháp luật:

Có nhiều cấp xét xử: từ sơ thẩm đến phúc thẩm, bản án của Tòa có thể xem xét lại theo giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Thực tiễn áp dụng:

Không ít các vụ tranh chấp đều có yêu cầu xét xử sơ thẩm đến phúc thẩm.

Do tố tụng Tòa án với nhiều giai đoạn xét xử khác nên dẫn tới tình trạng kéo dài thời gian, đây là lý do mà các nhiều tổ chức, cá nhân, các tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại không muốn lựa chọn.

Luật định và Quy tắc Tố tụng:

 Vụ kiện chỉ xét xử một lần.

Phán quyết của trọng tài có tính  chung thẩm, có hiệu lực thi hành, không bị kháng cáo, kháng nghị.

Thực tiễn áp dụng:

Phán quyết của Trọng tài có giá trị chung thẩm nên không gây thiệt hại về chi phí cũng như thời gian cho các bên.

Tính bảo mật trong quá trình giải quyết tranh chấpQuy định của pháp luật:

Công khai (Công chúng được tham dự, truyền thông đưa tin…) là nguyên tắc xét xử của Tòa án.

Quy định: Điều 15 BLTTDS 2015.

Thực tiễn áp dụng:

Tòa án công khai bản án trên website:  https://congbobanan.toaan.gov.vn/

Việc công khai thông tin tranh chấp đôi khi có thể làm lộ bí mật kinh doanh hay làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp, nhất là những công ty có tên trên sàn chứng khoán.

Luật định và Quy tắc Tố tụng:

Không công khai.

Quy định: Khoản 4 Điều 4 Luật TTTM 2010.

Thực tiễn áp dụng:

Tố tụng trọng tài luôn bảo mật các hồ sơ tài liệu vụ kiện, các thông tin trong quá trình giải quyết tranh chấp. Phán quyết Trọng tài không được công bố hay để truyền thông tiếp cận.

Án phí/ phí trọng tàiQuy định của pháp luật:

Án phí giải quyết tranh chấp tại Toà án được pháp luật quy định cụ thể, thống nhất tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Mức án phí của Tòa án thấp hơn so với mức phí Trọng tài. Tuy nhiên nếu việc xét xử kéo dài, nhiều cấp và khác nhau về địa điểm xét xử… thì sẽ làm tổng chi phí đôi khi sẽ cao hơn nhiều.

Quy định của Trọng tài:

Được quy định trong Biểu phí trọng tài mà các trung tâm trọng tài thương mại công bố công khai. Mỗi Trung tâm trọng tài có quy định mức phí Trọng tài khác nhau.

Cao hơn mức phí của Tòa án nhưng có hạch toán rõ ràng, giảm thiểu những chi phí khác.

Hoàn án phí/ Phí trọng tài trong trường hợp Nguyên đơn thắng kiệnQuy định của pháp luật:

Khi Nguyên đơn thắng kiện và không có thoả thuận gì khác về phân chia án phí thì toàn bộ tiền tạm ứng án phí sẽ được cơ quan Thi hành án Dân sự hoàn trả cho Nguyên đơn theo trình tự thủ tục quy định.

 

Quy định: Điều 144 BLTTDS 2015, Điều 126 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014.

Nhận xét:

Nguyên đơn sẽ được hoàn trả trực tiếp từ cơ quan Thi hành án trong khoản thời gian luật định.

Tuy nhiên trình tự thủ tục để Nguyên đơn nhận lại tiền tạm ứng án phí đã nộp từ hệ thống tư pháp cũng phát sinh nhiều khó khăn trong thực tế.

 

Quy định của Trọng tài:

Trung tâm Trọng tài không hoàn trả tiền tạm ứng phí Trọng tài cho Nguyên đơn, mà Bị đơn sẽ có nghĩa vụ thanh toán lại cho Nguyên đơn.

Quy định: Khoản 3 Điều 34 Luật TTTM 2010

Nhận xét:

– Phí Trọng tài này Nguyên đơn sẽ nhận được trong phần nghĩa vụ của Bị đơn.

– Với việc Nguyên đơn được tham gia trong một hình thức tố tụng chuyên nghiệp, hiệu quả, tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí đi lại, chi phí luật sư… thì thiết nghĩ sự khác biệt này cũng là điều phù hợp.

Vấn đề

huỷ án

Quy định của pháp luật:

Bản án sơ thẩm có thể bị huỷ để xét xử lại bởi cấp phúc thẩm. Án phúc thẩm có thể bị hủy bằng các thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm với thời gian dài khó mà xác định được.

Thậm chí Hội đồng xét xử phúc thẩm có thể hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.

Người yêu cầu huỷ án, xem xét lại bản án: Nguyên đơn, Bị đơn, người có thẩm quyền của Viện kiểm sát, Toà án nhân dân…

 Quy định: Điều 308, 310, 311, 326, 271, 331, 343, 345, 356… BLTTDS 2015

Nhận thấy:

Khả năng bản án của Toà có thể bị huỷ bởi:

– Lý do: vi phạm thủ tục tố tụng, không đúng nội dung, áp dụng sai pháp luật…

– Bị huỷ ở cấp xét xử khác nhau: bị hủy ở cấp phúc thẩm, bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm hay tái thẩm.

–  Có thể bị hủy nhiều lần cùng cấp: Án sơ thẩm bị huỷ, khi xử lại cũng có thể bị huỷ..

– Chủ thể có quyền yêu cầu huỷ, xem xét Bản án không chỉ là Bị đơn mà còn là Nguyên đơn, người có thẩm quyền của Viện kiểm sát, Toà án nhân dân….

Sự kiểm soát chặc chẽ của hệ thống Toà án có những ưu điểm đáng kể, tuy nhiên cũng ảnh hưởng không ít đến quá trình đi tìm công lý, quyền lợi chính đáng của các đương sự.

Quy định của Trọng tài:

Phán quyết trọng tài có thể bị xen xét hủy bởi Tòa án cấp tỉnh.

Căn cứ xem xét là vi phạm các vấn đề về thủ tục tố tụng như vi phạm tố tụng, thoả thuận trọng tài, thành lập Hội đồng trọng tài,… Toà án không có thẩm quyền xem xét về nội dung pháp luật của Phán quyết trọng tài, trừ trường hợp có vi phạm trái nguyên tắc cơ bản của pháp luật.

Thời hạn Toà án giải quyết: 40 ngày bởi một Hội đồng xét đơn là 03 thẩm phán có kinh nghiệm của toà chuyên trách cấp Tỉnh.

Quy định: Khoản 4 Điều 4 Luật TTTM 2010, khoản 3 Điều 414 BLTTDS 2015

Nhận thấy:

Yêu cầu huỷ Phán quyết chỉ là một bên trong tranh chấp và chỉ bởi 01 toà án cấp Tỉnh.

Phần lớn việc xem xét huỷ Phán quyết ở khía cạnh liên quan đến thủ tục tố tụng.

Các Trung tâm trọng tài cùng với Ban Thư ký của mình hỗ trợ Hội đồng Trọng tài trong các vấn đề về tố tụng nên việc sai sót là hiếm khi xảy ra.

Phạm vi hiệu lực quốc tế của bản án/ Phán quyếtCác bản án dân sự, thương mại của Toà án được áp dụng ở nước ngoài khi giữa Nhà nước Việt Nam có ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp song phương với các nước ấy.

Theo như Công văn số Số: 33/TANDTC-HTQT ngày 17/3/2021 của Toà án nhân dân tối cao về việc công tác tương trợ tư pháp, tống đạt văn bản tố tụng ra nước ngoài (dẫn nguồn từ:

https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/35001/file-60-hiep-dinh-tuong-tro-tu-phap-tinh-den-ngay-17-3-2021) thì Việt Nam có ký kết một số hiệp định về lĩnh vực dân sự, thương mại với một số quốc gia như sau:

Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa An-giê-ri dân chủ và nhân dân

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Pháp

Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Cam-pu-chia

Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hung-ga-ri.

………

Việt Nam đã tham gia Công ước về Công nhận và Thi hành các Quyết định Trọng tài nước ngoài của Liên Hợp Quốc, hay được gọi tắt là Công ước New York 1958 với khoảng 150 nước thành viên vào năm 1995.

 Chính vì thế nên Phán quyết của Trọng tài thương mại Việt Nam có hiệu lực được công nhận và thi hành ngay trong các nước thành viên ấy, như các quốc gia: Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore…

Ý nghĩa quan trọng của hiệu lực lãnh thổ quốc tế rộng lớn của Phán quyết sẽ có nhiều thuận lợi cho tranh chấp có yếu tố nước ngoài, thi hành các quyền lợi, tài sản mà đương sự được hưởng ở một quốc gia khác.

Như vậy, Phán quyết trọng tài có phạm vi hiệu lực quốc tế hơn so với bản án của Toà, những Phán quyết trọng tài ấy góp phần đưa những quyết định của Hội đồng trọng tài lập tại Việt Nam vươn tầm ảnh hưởng đến với cộng đồng quốc tế.

2. Ưu điểm của Trọng tài thương mại

 Trọng tài thương mại có nhiều ưu điểm so với tòa án truyền thống, đặc biệt là trong bối cảnh kinh doanh và thương mại quốc tế. Dưới đây là một số ưu điểm chính:

  Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật trọng tài thương mại 2010 thì Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật trọng tài thương mại, như vậy khi các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì khi có tranh chấp, cơ chế trọng tài sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp. Đây là cơ chế lựa chọn, không như Tòa án, sẽ mặc định là cơ chế giải quyết tranh chấp nếu các bên không có thỏa thuận lựa chọn nào khác. Có thể thấy, cơ chế Trọng tài cho các bên có sự lựa chọn và chủ động hơn trong việc giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, còn một số ưu điểm về phương thức này có thể kể đến như sau:

  • Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài nhanh chóng, linh hoạt. Phán quyết của trọng tài mang tính chung thẩm, trọng tài chỉ xét xử một lần duy nhất, không như cơ chế của Tòa án, là Quyết định/ Bản án  của Tòa có thể bị kháng cáo lên cấp xét xử cao hơn.
  • Bảo đảm bảo mật thông tin. Khoản 4 Điều 4 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định rằng “Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tiến hành không công khai trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Điều này giúp cho doanh nghiệp nếu bị vướng vào tranh chấp, kiện tụng vẫn giữ được bí mật kinh doanh và uy tín trên thương trường.
  • Trong Hội đồng trọng tài, ngoài những trọng tài viên có chuyên môn về luật, thì còn có nhiều trọng tài viên là chuyên gia có chuyên môn về những nghiệp vụ mang tính đặc thù khác như kỹ thuật, dầu khí, xây dựng,… điều này giúp cho việc giải quyết tranh chấp được toàn diện hơn, vì trong những trường hợp đặc biệt, có những tranh chấp liên quan đến các ngành nghề đặc thù và cần một người có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực đó để giải quyết tranh chấp. Các trung tâm trọng tài là cơ quan giải quyết tranh chấp phi chính phủ, không nằm trong bộ máy nhà nước, hoạt động độc lập, chính vì vậy mà tính chất trung lập của Trọng tài được đảm bảo

3. Các tình huống phù hợp sử dụng Trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại là một phương thức giải quyết tranh chấp thích hợp trong nhiều tình huống khác nhau, đặc biệt là trong các giao dịch kinh doanh và thương mại quốc tế. Khi các bên đối mặt với tranh chấp liên quan đến hợp đồng quốc tế, trọng tài thương mại trở nên hữu ích nhờ tính trung lập, không thuộc hệ thống pháp luật của bất kỳ quốc gia nào, giúp giảm bớt lo ngại về sự thiên vị. Ngoài ra, trong các tình huống đòi hỏi giải quyết nhanh chóng và bảo mật, chẳng hạn như tranh chấp liên quan đến công nghệ cao, thông tin mật hay bí mật thương mại, trọng tài thương mại là lựa chọn tối ưu vì quy trình được giữ kín và nhanh chóng. Đối với các doanh nghiệp muốn duy trì mối quan hệ kinh doanh sau khi giải quyết tranh chấp, trọng tài thương mại giúp tránh căng thẳng và giảm thiểu xung đột nhờ vào tính linh hoạt và khả năng tùy chỉnh quy trình. Trong các trường hợp cần sự chuyên môn cao, như tranh chấp về bản quyền, sáng chế hoặc các vấn đề kỹ thuật phức tạp, trọng tài thương mại với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan sẽ mang lại quyết định chính xác và công bằng. Ví dụ, một công ty sản xuất ở Việt Nam ký hợp đồng cung cấp linh kiện điện tử cho một nhà sản xuất thiết bị điện tử ở Đức. Nếu xảy ra tranh chấp về chất lượng sản phẩm hoặc thời hạn giao hàng, cả hai bên đều có thể không muốn giải quyết tại tòa án của quốc gia đối phương do lo ngại về sự thiên vị. Trong trường hợp này, trọng tài thương mại quốc tế cung cấp một giải pháp trung lập và công bằng. 

Nhìn chung, trọng tài thương mại phù hợp cho các tình huống đòi hỏi tính trung lập, bảo mật, tốc độ và chuyên môn, đồng thời giúp các bên duy trì mối quan hệ kinh doanh lâu dài.

4. Cách để giải quyết tranh chấp bằng Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Bigboss

Để giải quyết tranh chấp bằng phương pháp trọng tài thương mại tại BBIAC. Quý khách hàng có thể ghi vào hợp đồng 1 trong 2 nội dung sau: 

4.1. Điều khoản Trọng tài mẫu

“Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế BIGBOSS (BBIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.

Ngoài ra, các bên có thể bổ sung: 

(a) số lượng trọng tài viên là [một hoặc ba].

 (b) địa điểm trọng tài là [thành phố và/hoặc quốc gia]. 

(c) luật áp dụng cho hợp đồng là [ ].* 

(d) ngôn ngữ trọng tài là [ ].** Ghi chú: * 

Chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài ** 

Chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài hoặc tranh chấp có ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

4.2. Điều khoản trọng tài mẫu áp dụng cho thủ tục rút gọn

“Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế BIGBOSS (BBIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này. Các bên thỏa thuận rằng tố tụng trọng tài sẽ được tiến hành theo Thủ tục rút gọn quy định tại Điều 37 của Quy tắc tố tụng trọng tài của BBIAC.”

Ngoài ra, các bên có thể bổ sung:

(a) địa điểm trọng tài là [thành phố và/hoặc quốc gia].

(b) luật áp dụng cho hợp đồng là [ ].*

(c) ngôn ngữ trọng tài là [ ]. **

Ghi chú:

* Chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài

** Chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài hoặc tranh chấp có ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

.
Lên đầu trang

Đăng tài liệu

TIÊU ĐỀ BÀI ĐĂNG
NỘI DUNG BÀI ĐĂNG
tải tệp lên (chỉ pdf)
Maximum file size: 512 MB