Các bước thực hiện thủ tục trọng tài thương mại

Các bước thực hiện thủ tục trọng tài thương mại
Mục lục

1. Đăng ký yêu cầu trọng tài

Đăng ký yêu cầu trọng tài là một quy trình chính thức để đưa một tranh chấp ra giải quyết thông qua trung tâm trọng tài. Dưới đây là các bước cơ bản của quy trình này:

Bước 1: Chuẩn bị tài liệu

Bước 2: Soạn thảo Đơn yêu cầu trọng tài

Bước 3: Nộp Đơn yêu cầu trọng tài

Bước 4: Thanh toán phí đăng ký

Bước 5: Xác nhận và thông báo

Bước 6: Phản hồi từ bên bị yêu cầu

Bước 7: Bổ nhiệm trọng tài viên

Bước 8: Quá trình trọng tài

Bước 9: Thông báo quyết định

Quy trình đăng ký yêu cầu trọng tài có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định của từng trung tâm trọng tài, nhưng các bước cơ bản trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về quá trình này.

2. Lựa chọn trung tâm trọng tài và trọng tài viên

Chọn một trung tâm trọng tài phù hợp là một quá trình quan trọng để đảm bảo rằng các tranh chấp được giải quyết một cách công bằng và hiệu quả. Dưới đây là các bước cơ bản để chọn trung tâm trọng tài:

Xác định nhu cầu của bạn

Xác định loại tranh chấp mà bạn muốn giải quyết (ví dụ: thương mại, lao động, tài chính, v.v.).

Xem xét quy mô và phạm vi của tranh chấp để xác định loại dịch vụ trọng tài cần thiết.

Nghiên cứu các trung tâm trọng tài

Tìm hiểu về các trung tâm trọng tài uy tín: Tìm kiếm thông tin về các trung tâm trọng tài thông qua các nguồn đáng tin cậy như trang web chính thức của họ, đánh giá từ khách hàng cũ, hoặc qua các tổ chức chuyên nghiệp.

Danh tiếng và kinh nghiệm: Kiểm tra uy tín và kinh nghiệm của trung tâm trong lĩnh vực liên quan đến tranh chấp của bạn.

Chuyên môn của các trọng tài viên: Xem xét trình độ, kinh nghiệm và chuyên môn của các trọng tài viên tại trung tâm đó.

Kiểm tra các quy tắc và quy trình trọng tài

Quy tắc trọng tài: Xem xét các quy tắc trọng tài của trung tâm để đảm bảo rằng chúng phù hợp với nhu cầu của bạn và có tính minh bạch, công bằng.

Thủ tục: Kiểm tra các thủ tục xử lý tranh chấp, thời gian giải quyết và chi phí liên quan.

Xem xét chi phí

Phí dịch vụ: So sánh phí dịch vụ của các trung tâm trọng tài khác nhau. Đảm bảo rằng phí dịch vụ hợp lý và phù hợp với ngân sách của bạn.

Chi phí ẩn: Lưu ý các chi phí ẩn có thể phát sinh trong quá trình trọng tài.

Tham khảo ý kiến chuyên gia

Luật sư: Tư vấn với luật sư hoặc chuyên gia pháp lý để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp về việc lựa chọn trung tâm trọng tài phù hợp.

Kinh nghiệm thực tế: Hỏi ý kiến từ những người đã từng sử dụng dịch vụ của trung tâm trọng tài để có cái nhìn thực tế.

Đánh giá và lựa chọn

So sánh: So sánh tất cả các thông tin đã thu thập được để đưa ra quyết định cuối cùng.

Quyết định: Chọn trung tâm trọng tài mà bạn cảm thấy phù hợp nhất với nhu cầu và điều kiện của mình sau đó ký hợp đồng với trung tâm.

Việc chọn trung tâm trọng tài đúng đắn sẽ giúp bạn giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.

Theo quy định tại Điều 40 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài cụ thể như sau:

Trong trường hợp của các bên có thỏa thuận khắc hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không quy định khác, việc thành lập Hội đồng trọng tài được quy định như sau:

  1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và yêu cầu chọn Trọng tài viên do Trung tâm trọng tài gửi đến, bị đơn phải chọn Trọng tài viên cho mình và báo cho Trung tâm trọng tài biết hoặc đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định trọng tài viên. Nếu bị đơn không chọn Trọng tài viên hoặc không đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên, thì trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn;
  2. Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện do Trung tâm trọng tài gửi đến, các bị đơn phải thống nhất trọng Trọng tài viên, thì trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ ddingj Trọng tài viên cho các bị đơn.
  3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày các Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định, các Trọng tài viên này bầu một Trọng tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Hết thời hạn này mà việc bầu không thực hiện được, thì trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này, Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài.
  4. Trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không được chọn Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhân được đơn khởi kiện, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên và trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định Trọng tài viên duy nhất.
Các bước thực hiện thủ tục trọng tài thương mại
Các bước thực hiện thủ tục trọng tài thương mại

3. Quy trình giải quyết và ra phán quyết

Việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại được thực hiện theo trình tự thủ tục sau:

3.1. Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo

  • Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.
  • Đơn khởi kiện gồm có các nội dung sau:

+ Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

+ Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;

+ Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;

+ Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;

+ Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;

+ Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.

  • Thông báo đơn khởi kiện: nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác thì :
  • Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, các tài liệu kèm theo và chứng từ nộp tạm ứng phí trọng tài, Trung tâm trọng tài phải gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật Trọng tài thương mại 2010.
  • Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài: trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.

(Theo Điều 30, Điều 32 và Điều 33 Luật Trọng tài thương mại 2010)

3.2. Bị đơn nộp bản tự bảo vệ

  • Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo thì:
  • Bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, thời hạn này có thể được Trung tâm trọng tài gia hạn căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ việc.
  • Nội dung của bản tự bảo vệ gồm có:

+ Ngày, tháng, năm làm bản tự bảo vệ;

+ Tên và địa chỉ của bị đơn;

+ Cơ sở và chứng cứ tự bảo vệ, nếu có;

+ Tên và địa chỉ của người được bị đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ định Trọng tài viên.

  • Đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo thì:
  • Bị đơn phải gửi cho nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người mà mình chọn làm Trọng tài viên

(Theo khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 35 Luật Trọng tài thương mại 2010)

3.3. Thành lập Hội đồng trọng tài 

  • Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên.
  • Trường hợp các bên không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên.

(Theo Điều 39 Luật Trọng tài thương mại 2010)

3.4. Mở phiên họp giải quyết tranh chấp

  • Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  • Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
  • Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp.
  • Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.

(Theo Điều 55 Luật Trọng tài thương mại 2010)

3.5. Hoà giải

  • Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. 
  • Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên.
  • Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.

(Theo Điều 58 Luật Trọng tài thương mại 2010)

3.6. Hội đồng trọng tài ra phán quyết

  • Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
  • Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.

(Theo Điều 60 Luật Trọng tài thương mại 2010)

Như vậy, trong lĩnh vực thương mại, nếu doanh nghiệp có sự thoả thuận về Trọng tài khi giải quyết tranh chấp thì việc giải quyết đó được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục của pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại.

4. Cách để giải quyết tranh chấp bằng Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Bigboss

Để giải quyết tranh chấp bằng phương pháp trọng tài thương mại tại BBIAC.

Quý khách hàng có thể ghi vào hợp đồng 1 trong 2 nội dung sau:

4.1. Điều khoản trọng tài mẫu

“Mọi tranh chấp phát sinh từ haowjc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế BIGBOSS (BBIAC) theo Q uy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”

Ngoài ra, các bên có thể bổ sung:

  1. số lượng trọng tài viên là [một hoặc ba].
  2. địa điểm trọng tài là [thành phố và/hoặc quốc gia].
  3. luật áp dụng cho hợp đồng là [ ].*
  4. ngôn ngữ trọng tài là [ ].** Ghi chú: *

Chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài hoặc tranh chấp có ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

4.2. Điều khoản trọng tài mẫu áp dụng cho thủ tục rút gọn

“Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế BIGBOSS (BBIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này. Các bên thỏa thuận rằng tố tụng trọng tài sẽ được tiến hành theo Thủ tục rút gọn quy định tại Điều 37 của Quy tắc tố tụng trọng tài của BBIAC.”

Ngoài ra, các bên có thể bổ sung:

  1. địa điểm trọng tài là [thành phố và/haowcj quốc gia].
  2. luật áp dụng cho hợp đồng là [ ].*
  3. ngôn ngữ trọng tài là [ ].**

Ghi chú:

*Chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài

** Chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài hoặc tranh chấp có ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

.
Lên đầu trang

Đăng tài liệu

TIÊU ĐỀ BÀI ĐĂNG
NỘI DUNG BÀI ĐĂNG
tải tệp lên (chỉ pdf)
Maximum file size: 512 MB