Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng bằng trọng tài thương mại

Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng bằng trọng tài thương mại
Mục lục

1. Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng xây dựng

Gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay, ngành xây dựng được coi là một trong những lĩnh vực có tính đột phá nhất trong quá trình phát triển của đất nước. Tuy nhiên, lĩnh vực kiến ​​trúc này cũng ngày càng gây nhiều tranh cãi. Theo congbobanan.toaan.gov.vn, website đăng tải các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tối cao, từ đầu năm 2022 đến tháng 6/2023, tòa án đã ra 200 bản án, quyết định về tranh chấp hợp đồng xây dựng, không bao gồm các vụ án được giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.

Các loại tranh chấp xây dựng thường phát sinh do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu từ các vi phạm của chủ đầu tư hoặc của các nhà thầu. Ví dụ, đối với chủ đầu tư có thể sai phạm tiến độ thanh toán theo khối lượng công việc, tự ý thay đổi khối lượng công trình hoặc yêu cầu kỹ thuật mà không có sự thống nhất của nhà thầu thi công xây dựng công trình,… Còn đối với các nhà thầu, việc tranh chấp phát sinh có thể do sự vi phạm thi công không đúng thiết kế, không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng công trình, không hoàn thiện đúng và đủ hồ sơ thanh toán, hồ sơ quyết toán hợp đồng, không thực hiện nghĩa vụ bảo hành sau khi hoàn thành công trình,…

Từ nguyên nhân đó, một số tranh chấp hợp đồng đặc trưng  như:

Tranh chấp xây dựng do vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng

Loại tranh chấp do vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo tiến độ hợp đồng được coi là tranh chấp phổ biến nhất trong các loại tranh chấp về xây dựng. Các bên tranh chấp có thể là giữa chủ đầu tư với nhà thầu hoặc giữa nhà thầu chính với nhà thầu phụ. Đặc trưng chung của cả hai mối quan hệ tranh chấp này đều xuất phát từ việc các nhà thầu đã hoàn thành nghĩa vụ thi công theo hợp đồng nhưng chủ đầu tư/nhà thầu chính lại không tiến hành thanh toán đầy đủ khối lượng mà nhà thầu đã thi công hoặc có thể tìm cách gây khó khăn, chậm trễ thanh toán làm thiệt hại kinh tế cho nhà thầu, dẫn đến phát sinh tranh chấp. 

Tranh chấp Hợp đồng xây dựng do không đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình

Trong lĩnh vực thi công xây dựng vấn đề tiến độ và chất lượng công trình là các yếu tố quan trọng thường được quy định chặt chẽ tại các hợp đồng thi công xây dựng giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình thi công do tác động của nhiều yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau như thời tiết, dịch bệnh, điều kiện về vốn, về nhân lực… dẫn đến nhà thầu đã thi công công trình không đảm bảo về tiến độ hoặc không đảm bảo về chất lượng công trình. Điều này dẫn tới phát sinh tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công về việc yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do việc vi phạm hợp đồng gây nên. 

Tranh chấp Hợp đồng xây dựng do không thực hiện nghĩa vụ bảo hành

Theo quy định của pháp luật về xây dựng, thời hạn bảo hành đối với các hạng mục công trình, công trình xây dựng từ 12 tháng hoặc 24 tháng trở lên (tùy thuộc vào cấp công trình và nguồn vốn đầu tư) kể từ ngày nghiệm thu đưa vào sử dụng. Theo đó để đảm bảo cho việc bảo hành, khi ký kết hợp đồng các bên thỏa thuận giữ lại % giá trị hợp đồng nhất định (thông thường khoảng 3% đến 5%) để đảm bảo cho nghĩa vụ bảo hành công trình. Trường hợp sau khi đưa vào sử dụng, trong thời hạn bảo hành chủ đầu tư phát hiện ra một số lỗi kỹ thuật của công trình nên yêu cầu nhà thầu sửa chữa những khiếm khuyết đó, tuy nhiên nhà thầu không thực hiện hoặc thực hiện không hết, không đảm bảo được đúng nghĩa vụ bảo hành mà cố tình kéo dài thời gian cho đến khi hết thời gian bảo hành để yêu cầu chủ đầu tư thanh toán nốt số tiền còn giữ lại, dẫn đến các bên xảy ra tranh chấp.  

Tranh chấp Hợp đồng xây dựng do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn

Trong quá trình thi công xây dựng, chủ đầu tư và nhà thầu không tránh khỏi việc có xung đột lợi ích, không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc vì các lý do riêng mà một trong hai bên đã tiến hành chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Khi một trong hai bên chấm dứt hợp đồng có thể sẽ xảy ra thiệt hại cho bên còn lại. Hệ quả tất yếu đó là tranh chấp sẽ xảy ra giữa các bên về yêu cầu xử phạt vi phạm hợp đồng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do bên vi phạm gây ra.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng bằng trọng tài thương mại
Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng bằng trọng tài thương mại

2. Tại sao nên sử dụng trọng tài thương mại trong xây dựng?

Sử dụng trọng tài thương mại giúp các bên liên quan trong hợp đồng xây dựng giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả, nhanh chóng và ít gây tổn hại đến mối quan hệ hợp tác, từ đó góp phần đảm bảo sự thành công và tiến độ của dự án. Đây là những lý do doanh nghiệp nên chọn trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp trong xây dựng.

Giải Quyết Nhanh Chóng: Quy trình trọng tài thường nhanh hơn so với quy trình tòa án truyền thống, giúp các bên tiết kiệm thời gian và chi phí, và giảm thiểu sự gián đoạn trong quá trình thực hiện dự án xây dựng.

Tính Linh Hoạt Cao: Các bên có thể thỏa thuận lựa chọn trọng tài viên, đặt ra quy tắc và quy trình giải quyết tranh chấp phù hợp với nhu cầu cụ thể của dự án, mang lại sự linh hoạt và thuận tiện.

Bảo Mật Thông Tin: Quy trình trọng tài thường diễn ra kín đáo và bảo mật, giúp bảo vệ thông tin nhạy cảm về thương mại và kỹ thuật của các bên liên quan.

Chi Phí Hợp Lý: Mặc dù chi phí trọng tài có thể cao hơn trong một số trường hợp, nhưng tổng thể chi phí có thể thấp hơn so với việc kéo dài tranh chấp qua tòa án, nhờ vào quy trình đơn giản và thời gian giải quyết nhanh chóng.

Hiệu Lực Thi Hành Quốc Tế: Phán quyết trọng tài thường được công nhận và thi hành tại nhiều quốc gia nhờ Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài. Điều này đặc biệt quan trọng trong các dự án xây dựng quốc tế.

Giảm Căng Thẳng và Duy Trì Quan Hệ: Quy trình trọng tài ít mang tính đối kháng hơn so với tòa án, giúp duy trì và thậm chí cải thiện quan hệ hợp tác giữa các bên trong dự án, điều này đặc biệt quan trọng trong các dự án dài hạn hoặc có sự hợp tác lâu dài.

3. Quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

Với bản chất là tranh chấp về hợp đồng dân sự, do đó thủ tục giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Luật Trọng tài thương mại 2010.

Bước 1. Thỏa thuận Trọng tài: 

  • Các bên phải có thỏa thuận trọng tài rõ ràng trong hợp đồng hoặc qua văn bản riêng, đồng ý rằng mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng sẽ được giải quyết bằng trọng tài.

Bước 2. Khởi kiện Trọng tài

  • Nộp đơn yêu cầu: Bên có tranh chấp nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến Trung tâm Trọng tài (có thể là Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam – VIAC hoặc một trung tâm trọng tài khác được các bên lựa chọn).
  • Nội dung đơn yêu cầu: Đơn yêu cầu cần bao gồm thông tin về các bên, nội dung tranh chấp, yêu cầu cụ thể, và các tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Bước 3. Thành lập Hội đồng Trọng tài

  • Chỉ định trọng tài viên: Các bên có thể thỏa thuận về việc chỉ định trọng tài viên. Nếu không thỏa thuận được, Trung tâm Trọng tài sẽ chỉ định trọng tài viên thay các bên.
  • Thành lập Hội đồng Trọng tài: Hội đồng Trọng tài gồm một hoặc nhiều trọng tài viên, tùy theo thỏa thuận của các bên hoặc quy định của Trung tâm Trọng tài.

Bước 4. Phiên họp chuẩn bị

  • Phiên họp chuẩn bị: Hội đồng Trọng tài sẽ tổ chức phiên họp chuẩn bị để xác định các vấn đề cần giải quyết, thời gian và địa điểm tổ chức phiên họp chính thức, và các thủ tục liên quan khác.

Bước 5. Phiên họp giải quyết tranh chấp

  • Phiên họp chính thức: Hội đồng Trọng tài sẽ tổ chức phiên họp để xem xét, đánh giá các chứng cứ, nghe các bên trình bày, và thảo luận các vấn đề liên quan.
  • Trình bày chứng cứ: Các bên có quyền trình bày chứng cứ, lập luận và các yêu cầu của mình trước Hội đồng Trọng tài.

Bước 6. Phán quyết Trọng tài

  • Ra phán quyết: Sau khi xem xét toàn bộ các chứng cứ và lập luận, Hội đồng Trọng tài sẽ ra phán quyết. Phán quyết của trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực thi hành ngay.

Thông báo phán quyết: Phán quyết sẽ được gửi tới các bên liên quan.

Bước 7. Thi hành Phán quyết Trọng tài

  • Thi hành phán quyết: Các bên tự nguyện thi hành phán quyết. Nếu bên bị yêu cầu không tự nguyện thi hành, bên yêu cầu có thể đề nghị cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thi hành.

4. Cách để giải quyết tranh chấp bằng Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Bigboss

Để giải quyết tranh chấp bằng phương pháp trọng tài thương mại tại BBIAC. Quý khách hàng có thể ghi vào hợp đồng 1 trong 2 nội dung sau: 

4.1. Điều khoản trọng tài mẫu

“Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế BIGBOSS (BBIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.

Ngoài ra, các bên có thể bổ sung: 

(a) số lượng trọng tài viên là [một hoặc ba].

(b) địa điểm trọng tài là [thành phố và/hoặc quốc gia]. 

(c) luật áp dụng cho hợp đồng là [ ].* 

(d) ngôn ngữ trọng tài là [ ].** Ghi chú: * 

Chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài ** 

Chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài hoặc tranh chấp có ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

4.2. Điều khoản trọng tài mẫu áp dụng cho thủ tục rút gọn

“Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế BIGBOSS (BBIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này. Các bên thỏa thuận rằng tố tụng trọng tài sẽ được tiến hành theo Thủ tục rút gọn quy định tại Điều 37 của Quy tắc tố tụng trọng tài của BBIAC.”

Ngoài ra, các bên có thể bổ sung:

(a) địa điểm trọng tài là [thành phố và/hoặc quốc gia].

(b) luật áp dụng cho hợp đồng là [ ].*

(c) ngôn ngữ trọng tài là [ ]. **

Ghi chú:

* Chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài

** Chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài hoặc tranh chấp có ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

.
Lên đầu trang

Đăng tài liệu

TIÊU ĐỀ BÀI ĐĂNG
NỘI DUNG BÀI ĐĂNG
tải tệp lên (chỉ pdf)
Maximum file size: 256 MB