So sánh trọng tài thương mại và tòa án: Doanh nghiệp nên chọn gì?

So sánh trọng tài thương mại và tòa án: Doanh nghiệp nên chọn gì?
Mục lục

1. Sự khác biệt về quy trình giải quyết 

1.1. Quy trình giải quyết bằng Trọng tài thương mại

Xem xét hồ sơ

Khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp, cần xem xét hồ sơ để xác định thời hiệu hiệu khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài tại Điều 33 Luật Trọng tài thương mại 2010 là 02 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên bị xâm phạm.

Nộp đơn khởi kiện yêu cầu Trung tâm trọng tài giải quyết.

Theo Khoản 1 Điều 30 Luật Trọng tài thương mại thì trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn. Thời điểm bắt đầu tố tụng trọng tài được tính từ khi Trung tâm trọng tài/ Bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, nếu các bên không có thỏa thuận khác. 

Thành lập Hội đồng trọng tài.

Theo Điều 39 Luật Trọng tài thương mại 2010, Trung tâm trọng tài thành lập Hội đồng trọng tài. Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên.

Hòa giải.

Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Nếu hòa giải thành thì lập biên bản và ra quyết định công nhận hòa giải thành như quy định tại Điều 58 Luật Trọng tài thương mại 2010.

Mở phiên họp giải quyết tranh chấp.

Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp, có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp.

Phán quyết của Hội đồng trọng tài.

Theo Điều 60 Luật Trọng tài thương mại 2010, Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài. Phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

1.2. Quy trình giải quyết bằng Tòa án

Nộp đơn khởi kiện

Người khởi kiện sẽ tiến hành nộp Đơn khởi kiện (được trình bày theo mẫu quy định tại Nghị quyết số 01/2017/NĐ-HĐTP) cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết và thời hạn nộp đơn khởi kiện phải đúng với quy định của pháp luật. Khi hết thời hạn, việc khởi kiện tại Tòa án để giải quyết vụ việc sẽ không được Tòa án thụ lý với lý do đã hết thời hiệu khởi kiện. 

Về việc thụ lý vụ án

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS), thời hạn xử lý đơn khởi kiện là 05 ngày làm việc kể từ khi đơn được phân công. Khoản 1, Điều 195 BLTTDS nêu rõ rằng sau khi nhận đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án, Thẩm phán phải ngay lập tức thông báo cho người khởi kiện biết để tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí nếu cần. Khoản 1, Điều 196 BLTTDS quy định rằng trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, các tổ chức, cá nhân có liên quan, và Viện kiểm sát cùng cấp về việc thụ lý vụ án. 

Như vậy, việc thụ lý vụ án sẽ do Thẩm phán được phân công quyết định sau khi xem xét đầy đủ các tài liệu và chứng cứ do người khởi kiện nộp, kết hợp với các quy định pháp luật liên quan và thông báo cụ thể cho các bên liên quan.

Về việc hòa giải đối với vụ án tranh chấp thương mại

Thời gian chuẩn bị phiên xét xử sơ thẩm thường kéo dài từ 2 đến 4 tháng. Trong thời gian này, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp, Tòa án sẽ tiến hành lập biên bản hòa giải thành công. Trong trường hợp hòa giải không thành công, vụ án sẽ được đưa ra xét xử.

Việc xét xử đối với vụ án tranh chấp thương mại

Theo điểm b, khoản 1, Điều 203 BLTTDS, đối với các vụ án kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 30 BLTTDS là những vụ án phát sinh từ các quan hệ rất nhạy cảm, đòi hỏi phải giải quyết kịp thời. Vì vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử đối với các vụ án này là 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với các vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 01 tháng. 

Sau khi mở phiên tòa, Tòa án sẽ đưa ra Bản án giải quyết tranh chấp thương mại giữa các bên, bên nào không đồng ý có thể thực hiện thủ tục kháng cáo. 

2. Chi phí và thời gian

Đối với phương thức Trọng tài thương mại: Phí trọng tài được Trung tâm trọng tài ấn định và bao gồm các khoản phí quy định tại Điều 34 Luật Trọng tài Thương mại. Trong trường hợp tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọng tài sẽ do Hội đồng trọng tài ấn định. Thời gian giải quyết thường nhanh hơn so với Tòa án, tùy thuộc vào mức độ phức tạp của vụ việc.

Đối với phương thức Tòa án: Chi phí thường thấp hơn so với trọng tài vì Tòa án là cơ quan nhà nước và có nhiều chi phí được hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu vụ việc kéo dài, chi phí có thể tăng lên đáng kể. Thời gian giải quyết tại Tòa án thường kéo dài, đặc biệt là với những vụ việc phức tạp hoặc có nhiều cấp xét xử.

3. Tính bảo mật và riêng tư

Đối với phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án thường xét xử công khai và các bản án cũng được công bố rộng rãi nên không có tính bảo mật cao. Trong khi đó, đối với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thì quy trình và quyết định đều không được công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác điều này cho thấy phương thức trọng tài có tính bảo mật cao.

So sánh trọng tài thương mại và tòa án: Doanh nghiệp nên chọn gì?
So sánh trọng tài thương mại và tòa án: Doanh nghiệp nên chọn gì?

4. Cách để giải quyết tranh chấp bằng Trung tâm Trọng tài thương mại quốc tế BigBoss 

Để giải quyết tranh chấp bằng phương pháp trọng tài thương mại tại BBIAC. Quý khách hàng có thể ghi vào hợp đồng 1 trong 2 nội dung sau: 

4.1. Điều khoản trọng tài mẫu

“Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế BIGBOSS (BBIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.

Ngoài ra, các bên có thể bổ sung: 

(a) số lượng trọng tài viên là [một hoặc ba].

 (b) địa điểm trọng tài là [thành phố và/hoặc quốc gia]. 

(c) luật áp dụng cho hợp đồng là [ ].* 

(d) ngôn ngữ trọng tài là [ ].** Ghi chú: * 

Chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài ** 

Chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài hoặc tranh chấp có ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

 4.2. Điều khoản trọng tài mẫu áp dụng cho thủ tục rút gọn

“Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế BIGBOSS (BBIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này. Các bên thỏa thuận rằng tố tụng trọng tài sẽ được tiến hành theo Thủ tục rút gọn quy định tại Điều 37 của Quy tắc tố tụng trọng tài của BBIAC.”

Ngoài ra, các bên có thể bổ sung:

(a) địa điểm trọng tài là [thành phố và/hoặc quốc gia].

(b) luật áp dụng cho hợp đồng là [ ].*

(c) ngôn ngữ trọng tài là [ ]. **

Ghi chú:

* Chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài

** Chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài hoặc tranh chấp có ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

.
Lên đầu trang

Đăng tài liệu

TIÊU ĐỀ BÀI ĐĂNG
NỘI DUNG BÀI ĐĂNG
tải tệp lên (chỉ pdf)
Maximum file size: 512 MB