Trọng tài thương mại và các vấn đề pháp lý liên quan

Trọng tài thương mại và các vấn đề pháp lý liên quan
Mục lục

1. Các vấn đề pháp lý phổ biến trong trọng tài thương mại

Luật Trọng tài thương mại 2010 ra đời và thực thi thì có thể thấy rằng nhiều doanh nghiệp đã chọn phương pháp này để giải quyết tranh chấp vì có nhiều ưu điểm mà phương pháp này mang lại. Tuy nhiên, sau nhiều năm áp dụng trong thực tiễn, thì Luật Trọng tài thương mại 2010 không thể cập nhật kịp theo tiến độ phát triển của nền kinh tế, hội nhập quốc tế của Việt Nam. Vì vậy mà còn nhiều vấn đề pháp lý vẫn chưa quy định rõ ràng dẫn đến việc áp dụng luật vào thực tiễn trở nên khó khăn hơn. Bài viết này sẽ phân tích tổng quan về những vấn đề pháp lý mà Luật Trọng tài thương mại 2010 đang gặp phải.

Thứ nhất, thẩm quyền giải quyết

Tại Điều 2 Luật TTTM 2010 có quy định về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài đã gây tranh luận đó là tranh chấp phát sinh từ “hoạt động thương mại” được hiểu theo quy định nào? Nhiều quan điểm tiếp cận khái niệm “hoạt động thương mại” theo quy định của Luật thương mại 2005 “hoạt động thương mại gồm các hoạt động nhằm mục đích sinh lời, bao gồm mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác”… Cách hiểu này rất hợp lý, song khái niệm này chỉ được hiểu trong khuôn khổ của Luật thương mại 2005. 

Tuy vậy, về vấn đề này, vẫn còn nhiều quan điểm, cách hiểu khác nhau và chưa đạt được sự đồng thuận. Cách hiểu thứ nhất là trong quan hệ pháp luật tranh chấp chỉ cần có một bên có hoạt động thương mại và tranh chấp xảy ra trong bất kỳ các lĩnh vực chứ không chỉ riêng lĩnh vực thương mại. Cách hiểu thứ hai là chỉ cần một bên có hoạt động thương mại và tranh chấp phải phát sinh từ hoạt động thương mại – hoạt động sinh lời. Nhưng trong thực tế, việc áp dụng khái niệm “hoạt động thương mại” theo Luật TTTM 2010 có thể gặp khó khăn do:

  • Sự đa dạng của các tranh chấp: Tranh chấp có thể phát sinh từ nhiều loại hợp đồng và giao dịch khác nhau, không phải lúc nào cũng rõ ràng là hoạt động thương mại.
  • Sự mâu thuẫn giữa các quy định pháp luật: Có thể xảy ra mâu thuẫn giữa quy định của Luật TTTM 2010 và các quy định của các luật khác (như Luật Thương mại 2005) về việc xác định thẩm quyền của trọng tài.

Thứ hai, về nguyên tắc giải quyết tranh chấp không công khai

Mặc dù pháp luật Việt Nam thừa nhận tính chất không công khai của trọng tài để giải quyết tranh chấp nhưng sự thừa nhận này vẫn chưa đầy đủ. Nhiều quy định của “Luật Trọng tài Thương mại” thừa nhận tính bảo mật, không công khai của tố tụng trọng tài. Ví dụ, Điều 4 “Luật Trọng tài Thương mại” quy định: “Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Hoặc Điều 55 khoản 1 của Luật này quy định: “Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”. Pháp luật chỉ chú trọng đến hồ sơ không công khai trong các cuộc họp giải quyết tranh chấp của các bên mà chưa có quy định về bảo mật thông tin trong quá trình nghiên cứu tài liệu hoặc thậm chí khi kết thúc vụ việc. 

Khoản 5 Điều 21 Luật TTTM cũng chỉ quy định nghĩa vụ của trọng tài viên một cách chung chung rằng Trọng tài viên có nghĩa vụ “Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật”. Quy định này khá chung chung và không nêu rõ mức độ và phạm vi của việc giữ bí mật. Điều này có thể dẫn đến sự hiểu lầm hoặc áp dụng không nhất quán giữa các trọng tài viên và các bên tham gia. So sánh với các quy định quốc tế thì các quy định về bảo mật trong trọng tài quốc tế thường chi tiết hơn, quy định rõ ràng về phạm vi bảo mật và các trường hợp ngoại lệ. Ví dụ, Quy tắc Trọng tài của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) hay Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) đều có những quy định chi tiết về bảo mật. 

Trọng tài thương mại và các vấn đề pháp lý liên quan
Trọng tài thương mại và các vấn đề pháp lý liên quan

2. Cách giải quyết các vấn đề pháp lý

Các tranh luận về vấn đề này phản ánh sự đa dạng trong cách tiếp cận và áp dụng pháp luật, và việc giải quyết một cách thống nhất sẽ giúp tăng cường hiệu quả và tính minh bạch của quá trình trọng tài thương mại tại Việt Nam. Để giải quyết những vấn đề này, chúng ta cần đưa ra những biện pháp phù hợp.

Thứ nhất, cần quy định cụ thể trong Luật Trọng tài thương mại khái niệm về “hoạt động thương mại”, “Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.” để có cách hiểu thống nhất. Theo đó, pháp luật trọng tài cần mở rộng hơn nữa thẩm quyền giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, bằng phương pháp loại trừ, liệt kê các loại tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài.

Thứ hai, cần bổ sung các quy định để đảm bảo tính bảo mật thông tin vụ tranh chấp cũng như các thông tin liên quan đến các bên trong toàn bộ quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài chứ không đơn thuần chỉ riêng tại phiên họp giải quyết tranh chấp. Đồng thời bổ sung các quy định về nghĩa vụ bảo mật thông tin của người có liên quan đến vụ giải quyết tranh chấp (nguyên đơn, bị đơn, luật sư của các bên, người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan). Pháp luật cũng cần quy định theo hướng cho các bên thỏa thuận về phạm vi thông tin cần bảo mật. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật cũng nên ghi nhận ở mức “tối thiểu” cần phải bảo mật trong quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài thương mại; thông tin về các bên liên quan của vụ tranh chấp; nội dung tranh chấp; giá trị tranh chấp; các chứng cứ được nêu trong vụ tranh chấp…

3. Vai trò của luật sư trong trọng tài thương mại

Luật sư đóng vai trò quan trọng trong quá trình trọng tài thương mại, hỗ trợ các bên tham gia tranh chấp ở nhiều khía cạnh khác nhau. Quy trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vô cùng nghiêm ngặt. Vì vậy, nếu không có sự tư vấn cụ thể từ luật sư, doanh nghiệp rất có thể sẽ gặp bất lợi:

  • Luật sư đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong các vụ tranh chấp thương mại tại Trọng Tài và giảm thiểu rủi ro và trách nhiệm pháp lý trong các vụ tranh chấp.
  • Luật sư mang đến những giải pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp khi tham gia giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.
  • Giúp bạn hiểu rõ các quy định pháp luật và các quy trình thủ tục tố tụng tại Trọng Tài.
  • Luật sư đánh giá các rủi ro pháp lý liên quan đến vụ kiện tại Trọng tài, tư vấn và đề xuất phương án giải quyết tranh chấp để cho Khách hàng xem xét và lựa chọn nhằm đảm bảo quyền và lợi ích tối đa cho khách hàng.
  • Tham gia có hiệu quả, đầy đủ, đúng thời điểm, tiến hành hoạt động điều tra thu thập chứng cứ, tài liệu làm cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại.
  • Bằng kỹ năng tranh tụng của mình, Luật sư đại diện cho khách hàng trong các phiên họp tại trọng tài, đưa ra các lập luận chặt chẽ , sắc bén để bảo vệ yêu cầu lợi ích của khách hàng.
  • Xử lý các thủ tục pháp lý phức tạp một cách chuyên nghiệp.

Vai trò của luật sư trong trọng tài thương mại không chỉ giới hạn ở việc đại diện khách hàng mà còn bao gồm cả việc tư vấn chiến lược, chuẩn bị và quản lý quy trình, cũng như hỗ trợ thực hiện và giải quyết các vấn đề pháp lý sau khi có quyết định trọng tài. Điều này giúp đảm bảo rằng các tranh chấp được giải quyết một cách công bằng, hiệu quả và đúng quy trình.

4. Cách để giải quyết tranh chấp bằng Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Bigboss

Để giải quyết tranh chấp bằng phương pháp trọng tài thương mại tại BBIAC. Quý khách hàng có thể ghi vào hợp đồng 1 trong 2 nội dung sau: 

4.1. Điều khoản trọng tài mẫu

“Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế BIGBOSS (BBIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.

Ngoài ra, các bên có thể bổ sung: 

(a) số lượng trọng tài viên là [một hoặc ba].

(b) địa điểm trọng tài là [thành phố và/hoặc quốc gia]. 

(c) luật áp dụng cho hợp đồng là [ ].* 

(d) ngôn ngữ trọng tài là [ ].** Ghi chú: * 

Chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài ** 

Chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài hoặc tranh chấp có ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

4.2. Điều khoản trọng tài mẫu áp dụng cho thủ tục rút gọn

“Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế BIGBOSS (BBIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này. Các bên thỏa thuận rằng tố tụng trọng tài sẽ được tiến hành theo Thủ tục rút gọn quy định tại Điều 37 của Quy tắc tố tụng trọng tài của BBIAC.”

Ngoài ra, các bên có thể bổ sung:

(a) địa điểm trọng tài là [thành phố và/hoặc quốc gia].

(b) luật áp dụng cho hợp đồng là [ ].*

(c) ngôn ngữ trọng tài là [ ]. **

Ghi chú:

* Chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài

** Chỉ áp dụng đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài hoặc tranh chấp có ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

.
Lên đầu trang

Đăng tài liệu

TIÊU ĐỀ BÀI ĐĂNG
NỘI DUNG BÀI ĐĂNG
tải tệp lên (chỉ pdf)
Maximum file size: 512 MB